
- Ngồi thiền
“Nghiên cứu cho thấy ngồi thiền hàng ngày có thể làm thay đổi đường dẫn thần kinh của não, giúp bạn trở nên kiên cường hơn để đối mặt với căng thẳng’’- Tiến sĩ, nhà tâm lý học Robbie Maller Hartman, một huấn luyện viên sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ở Chicago. Việc ngồi thiền khá đơn giản, bạn ngồi thẳng xếp bằng 2 chân trên sàn,nhắm mắt lại, tập trung chú ý và đọc một câu thần chú tích cực (đọc thầm hoặc lớn tiếng) như là “ tôi cảm thấy bình yên’’ hoặc “tôi yêu bản thân mình”. Một tay đặt lên bụng để đồng bộ thần trú cùng hơi thở. Hãy để các suy nghĩ phân tâm trôi đi như những đám mây.
- Hít thở sâu
Tiến sĩ, nhà tâm lý học, huấn luyện viên về phong cách sống ở Rome, GA, cô Judith Tutin cho rằng: “Hít thở sâu giúp giảm căng thẳng bằng cách làm chậm nhịp tim và làm giảm huyết áp”.
Hãy nghỉ ngơi 5 phút và tập trung vào hơi thở, ngồi thẳng lưng, nhắm mắt lại, đặt một tay lên bụng, hít vào thật chậm và sâu bằng mũi, khí vào trong bụng căng đầy sau đó thở ra từ từ và hoàn toàn bằng miệng.
- Tập trung
“Dành 5 phút và chỉ tập trung một hành vi có nhận thức” theo Judith Tutin. Ví dụ, khi bạn đang đi bộ và cảm giác bàn chân bạn chạm đất hay khi bạn đang thưởng thức hương vị và kết cấu của mỗi miếng thức ăn.
Việc bạn dành thời gian tập trung vào các giác quan trong một khoảnh khắc sẽ giúp bạn cảm thấy bớt căng thẳng hơn.
- Chia sẻ
Mạng xã hội là một trong những công cụ tốt nhất để xử lý căng thẳng, thử nói chuyện với người khác - tốt nhất là trực tiếp, hoặc ít nhất là trên điện thoại. Chia sẻ những gì đang xảy ra. Bạn có thể sẽ giải tỏa được tâm trạng và biết đâu đấy bạn có thể giải quyết được vấn đề khiến bạn căng thẳng.
- Điều chỉnh bản thân
Tinh thần phản ánh tình trạng của cơ thể “Chỉ đơn giản là cảm giác những nơi bạn cảm thấy bó buộc hoặc lỏng lẻo mà không cố gắng thay đổi bất cứ điều gì”- Tiến sĩ Tutin. Bạn hãy tưởng tượng mỗi lần hít thở sâu đến từng phần của cơ thể, chú ý đến những cảm giác bạn cảm thấy trong từng bộ phận. Lặp lại quá trình này khi bạn chuyển sự tập trung đến vị trí khác, thời gian thực hiện trong vòng 1-2 phút.
- Bài tập thư giãn
Đặt một chiếc khăn ấm quanh cổ hoặc vai trong vòng 10 phút. Nhắm mắt lại và thả lỏng từ mặt, cổ, ngực trên và các khối cơ lưng. Sau đó thay thế chiếc khăn này bằng một quả bóng tennis hoặc một con lăn bọt .Đặt quả bóng giữa lưng và tường. Dựa vào quả bóng, ép nhẹ nhàng khoảng 15 giây. Rồi di chuyển quả bóng đến vị trí khác và tiếp tục ép nhẹ nhàng như trên” - theo Cathy Benninger một điều dưỡng giàu kinh nghiệm, trợ lý giáo sư tại Trung tâm y tế Wexner thuộc Đại học bang Ohio ở Columbus.
- Cười lớn
Một tiếng cười lớn không những giúp bạn giải tỏa tâm trạng mà nó còn làm giảm nồng độ hóc môn cortisol - hóc môn khiến bạn căng thẳng và làm tăng endorphin - chất hoá học do não tiết ra giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Vì vậy, hãy xem một bộ phim hài hay video yêu thích, đọc truyện tranh hoặc nói chuyện với ai đó khiến bạn cười nhé.
- Nghe nhạc
Nghiên cứu chỉ ra rằng nghe nhạc có giai điệu nhẹ nhàng có thể giúp hạ huyết áp, nhịp tim và lo lắng. “Tạo một danh sách bài hát hoặc các âm thanh tự nhiên: tiếng sóng biển, nước suối chảy, tiếng chim hót líu lo... và để tâm trí của bạn tập trung vào các giai điệu, nhạc cụ hoặc ca sĩ khác nhau trong bài hát”- theo nhà tâm lý học Benninger. Ngoài ra, hát thật to cũng có thể giải tỏa căng thẳng.
- Vận động
Bạn không phải chạy như các vận động viên điền kinh. Tất cả các dạng bài tập, bao gồm cả yoga và đi bộ có thể làm giảm trầm cảm và lo lắng bằng cách khiến não bộ giải phóng Endorphins giúp cơ thể đối phó với căng thẳng. Bạn có thể đi bộ lòng vòng, lên xuống cầu thang một vài lần hoặc thực hiện một số bài tập kéo giãn như xoay đầu và nhún vai.
- Viết nhật kí
“ Biết ơn vì những phước lành đã loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và lo lắng “ Joni Emmerling, một huấn luyện viên chăm sóc sức khỏe ở Greenville, NC. Dùng nhật kí này để lưu lại những kỉ niệm tốt đẹp như một nụ cười trẻ con, một ngày đầy nắng và sức khỏe tốt. Đừng quên tổ chức ăn mừng những thành tựu như một vị trí mới ở chỗ làm hay một sở thích mới.
Khi bắt đầu cảm thấy căng thẳng, dành một vài phút đọc lại những ghi chú để nhắc nhở bản thân những gì thực sự quan trọng!
Tham khảo:
https://www.webmd.com/balance/guide/blissing-out-10-relaxation-techniques-reduce-stress-spot#1