Mang thai mang lại nhiều mệt mỏi cho mẹ, không chỉ đơn giản là tình trạng ốm nghén và mệt mỏi mà nó cũng có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu có nghĩa là các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, một tình trạng có thể phòng ngừa được. Trong thực tế, mang thai và nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu đi liền với nhau. Phụ nữ mang thai có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn sáu lần so với phụ nữ không mang thai, theo Trường môn sản phụ khoa Hoa Kỳ.
Lý do phụ nữ mang thai cần phải quan tâm đến nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu là do cục máu đông không được điều trị có khả năng tách ra, di chuyển trong hệ tĩnh mạch và "Có nguy cơ là cục máu đông sẽ di chuyển đến tim hoặc phổi và gây ra tắc động mạch phổi, một tình trạng bệnh có thể dẫn đến tử vong", Tiến sĩ Daniel Roshan-bác sĩ sản khoa ở thành phố New York cho biết.
Tại sao lại tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu khi một người phụ nữ có thai? "Rất nhiều thay đổi sinh lý xảy ra trong khi mang thai, một là khung xương chậu bị đè nén do thai, ngoài ra các yếu tố đông máu có những thay đổi bắt đầu từ giai đoạn sớm trong thai kỳ và kéo dài tới sáu tuần sau khi sinh" Pamela Berens, Giáo sư sản phụ khoa tại Đại Học Y Khoa Texas tại Houston nói.
Hormone đóng một vai trò. "Có rất nhiều estrogen lưu thông trong máu khi mang thai, và estrogen làm tăng nguy cơ đông máu", Tiến sĩ Roshan nói.Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai có chứa estrogen có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu tương tự như phụ nữ có thai. Roshan nói thêm rằng phụ nữ có rối loạn đông máu di truyền thrombophilias còn có nguy cơ cao hơn bị huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ bao gồm:
- Trên 35 tuổi
- Tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu
- Thừa cân béo phì
- Hút thuốc
- Đã mổ đẻ
Dấu hiệu gợi ý huyết khối tĩnh mạch sâu ở phụ nữ có thai
Thay vì lo lắng, hãy cảnh giác với huyết khối tĩnh mạch sâu khi có các triệu chứng gợi ý. Hầu hết huyết khối tĩnh mạch sâu khi có thai xảy ra ở chi dưới."Vì vậy, khi có triệu chứng phù, đau ở bắp chân hoặc đùi đặc biệt khi triệu chứng này rõ hơn ở một bên chân thì phải loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu" Roshan nói.
Cục huyết khối khi đã di chuyển đến tim hoặc phổi có thể gây đau ngực và /hoặc khó thở. Điều này báo hiệu một tình trạng rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ đó là tắc động mạch phổi do huyết khối.
"Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu, hãy đi khám chuyên khoa mạch máu ngay lập tức" Roshan nói. Bác sỹ chuyên khoa mạch máu dễ dàng phát hiện nguyên nhân là cục máu đông bằng cách siêu âm tĩnh mạch khu vực bị ảnh hưởng.
Phòng huyết khối tĩnh mạch sâu ở phụ nữ mang thai
Do thiên chức của người phụ nữ là mang thai, vì vậy bạn không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu ở phụ nữ. Nhưng có một số cách để làm giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông gây huyết khối tĩnh mạch đó là:
Vận động, Tiến sĩ Berens nói "Nếu bạn đang thừa cân và ít vận động, sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu và tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ. Vì vậy duy trì hoạt động và cân nặng hợp lý trong thai kỳ sẽ có lợi cho dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu". Nếu bạn bắt buộc phải nghỉ ngơi trên giường do yêu cầu của thai kỳ, bác sĩ có thể kê thuốc làm loãng máu như một biện pháp phòng ngừa.
Vận động trong chuyến bay. "Đi máy bay một mình là một yếu tố nguy cơ cho huyết khối tĩnh mạch sâu, phụ nữ có thai đi máy bay chắc chắn có nguy cơ huyết khối tăng lên" Berens nói. Trong chuyến bay hãy đứng dậy và di chuyển mỗi hai giờ và làm bài tập cuộn mắt cá chân trong khi bạn ngồi". “Hãy làm tương tự nếu bạn đi xe đường dài" Tiến sĩ Berens nói thêm.
Mang ất áp lực giúp cải thiện lưu thông máu và làm giảm phù chân, ngoài ra tất áp lực có thể giúp giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ, Roshan nói.
Uống đủ nước trong suốt thai kỳ giúp ngăn ngừa cục máu đông bằng cách giữ cho máu không bị đặc, Roshan nói.
Nhìn chung vì lợi ích của bạn và lợi ích của em bé, "Huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ có thể đe dọa tính mạng, vì vậy nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu gợi ý, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mạch máu để được kiểm tra ngay".