Cách phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm và có xu hướng ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam có đến 20,3% thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ.
Cách phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm và có xu hướng ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam có đến 20,3% thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ. Bất cứ mẹ bầu nào cũng đều có khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
  • Thừa cân, béo phì
  • Thành viên gia đình có bệnh tiểu đường (Bố mẹ, anh chị em ruột hoặc con)
  • Mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
  • Tiền sử sinh con lớn hơn 4kg hoặc thai lưu.
  • Tiền sử dung nạp đường bất thường
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
Mẹ bầu có thể làm gì để giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?
Chỉ cần một vài thay đổi trong lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn uống, tập thể dục và kiểm soát cân nặng trong thai kỳ, mẹ bầu hoàn toàn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Chọn thực phẩm ít đường đơn. Tránh các thức ăn hoặc đồ uống chứa nhiều đường. Uống nước trái cây ít hơn và thay vào đó hãy ăn cả quả.
  • Chọn thực phẩm giàu chất xơ bởi chất xơ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Giảm sản phẩm bột trắng như bánh mì trắng, bánh ngô và các loại ngũ cốc, chọn ngũ cốc nguyên hạt, đậu khô, hoa quả tươi và rau.
  • Hạn chế đồ ăn nhanh. Tránh tẩm bột và chiên thực phẩm như gà rán, cá chiên và khoai tây chiên, tránh các loại nước sốt có vị ngọt.
  • Ăn thành 3-4 bữa nhỏ và 2-3 bữa ăn phụ mỗi ngày có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. 
  • Tập thể dục vừa có lợi cho sức khỏe vừa giúp cơ thể sử dụng đường trong máu tốt hơn.
  • Đi bộ 15 phút sau mỗi bữa ăn sẽ giúp lượng đường trong máu thấp hơn. Tuy nhiên mẹ bầu tránh đi bộ trong thời tiết nóng hoặc ẩm ướt và nhớ uống nhiều nước trong và sau khi tập thể dục
  • Kiểm soát cân nặng trong thai kỳ hợp lý. Tăng cân là cần thiết để mẹ bầu hỗ trợ sự tăng trưởng lành mạnh của bé nhưng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít có thể gây ra vấn đề sức khỏe cho cả thai phụ và em bé.
Mẹ bầu nên tìm kiếm sự chăm sóc của bác sỹ
Có đến 50% mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ mà không có bất cứ một yếu tố nguy cơ nào do vậy tất cả các mẹ bầu phải được xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần thai 24-28. Ngoài ra, nếu mẹ bầu có một trong các yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ thì phải được sàng lọc ngay lần khám thai đầu tiên. Còn nếu bạn đã được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, hãy đến với chúng tôi để nhận được sự tư vấn cũng như chăm sóc từ các bác sỹ chuyên khoa.

Phòng khám ABClinic

(*) Trừ thứ 4 hàng tuần tại KKB, BV ĐH Y Hà nội