Bệnh nhân tuyến giáp cần chú ý điều gì trong mùa Cô Vy

COVID-19 là một đại dịch toàn cầu, đây là một thử thách cho hệ thống y tế toàn cẩu và sẽ tác động đến rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh mãn tính.
Bệnh nhân tuyến giáp cần chú ý điều gì trong mùa Cô Vy

Dưới đây là giải đáp cho những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh lý tuyến giáp và Covid 19 đã đuợc gửi đến Hiệp hội Tuyến giáp Vương quốc Anh (BTA).

Những người mắc bệnh tuyến giáp tự miễn có tăng nguy cơ nhiễm COVID-19 không?

COVID-19 là một loại vi-rút mới, vì vậy chưa có thông tin về nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ở những người mắc bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên bệnh tuyến giáp không làm tăng nguy cơ nhiễm các loại virus nói chung, cũng không có mối liên quan nào giữa mắc bệnh lý tuyến giáp và độ nghiêm trọng của bệnh khi nhiễm virus.

Bệnh tuyến giáp kiểm soát thì sao? 

Không có bằng chứng nào cho thấy những người chưa được kiểm soát tốt bệnh tuyến giáp tăng khả năng bị nhiễm virus nói chung. Tuy nhiên, có thể bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp không được kiểm soát (đặc biệt là bệnh nhân có nhiễm độc giáp) khi đã bị nhiễm COVID-19 có thể có nguy cơ biến chứng cao hơn (ví dụ như cơn bão giáp). Do đó, chúng tôi đặc biệt có lời khuyên cho những bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp là ĐỪNG BỎ THUỐC TUYẾN GIÁP để giảm nguy cơ này.

Những người dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp  (KGTTH) có nguy cơ mắc cao hơn?

Thuốc KGTTH không làm tăng nguy cơ lây nhiễm, trừ khi khi có tác dụng phụ giảm bạch cầu làm hệ miễn dịch suy yếu cần phải xem xét, tuy nhiên rất hiếm gặp. Các bệnh nhân đang dùng thuốc KGTTH không có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn hoặc bệnh trầm trọng hơn trong trường hợp nhiễm bệnh. Một bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 có thể tiếp tục dùng thuốc KGTTH trừ khi giảm bạch cầu trung tính. Việc dừng thuốc hay không phải có sự đồng ý của bác sỹ chuyên khoa của bạn.  

Những bệnh nhân có nguy cơ giảm bạch cầu do điều trị thuốc kháng giáp trạng tổng hợp cần theo dõi gì?

Bệnh nhân dùng KGTTH có nguy cơ bị giảm bạch cầu, mặc dù tác dụng phụ này rất hiếm.

Các triệu chứng giảm bạch cầu trung tính (đau họng, loét miệng, sốt, biểu hiện giống cúm) có thể trùng lặp với các triệu chứng nhiễm COVID-19 (sốt, ho liên tục, biểu hiện giống cúm). Không thể phân biệt các triệu chứng này nếu chỉ dựa vào khám lâm sàng, mà không có các xét nghiệm chuyên khoa. 

Chúng tôi khuyên rằng những bệnh nhân sử dụng thuốc kháng giáp trạng với bất kỳ triệu chứng nào gợi ý giảm bạch cầu trung tính nên DỪNG THUỐC KHÁNG GIÁP TRẠNG và đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm công thức máu để đếm số lượng bạch cầu và/hoặc xét nghiệm COVID-19 nếu cần. 

Những lựa chọn thay thế nào cho việc di khám ở bệnh nhân tuyến giáp?

Chúng tôi (BTA) ủng hộ việc hủy bỏ các cuộc hẹn khám thường lệ cho những người mắc bệnh tuyến giáp để giúp hạn chế sự lây lan của COVID-19 đến nhân viên y tế và các bệnh nhân khác và thay thế bằng tư vấn qua điện thoại hoặc Video call.

Tài liệu tham khảo:

https://www.british-thyroid-association.org/sandbox/bta2016/management-of-thyroid-dysfunction-during-covid-19_final.pdf

 

Phòng khám ABClinic

(*) Trừ thứ 4 hàng tuần tại KKB, BV ĐH Y Hà nội