Làm thế nào để ngủ ngon hơn?

Nếu bạn đang vật lộn để ngủ vào ban đêm hay nếu buổi sáng khi thức dậy mà vẫn cảm thấy mệt mỏi, tuy không có một công thức chung để có được một giấc ngủ ngon, nhưng có một số cách có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
Làm thế nào để ngủ ngon hơn?

 

 

Điều quan trọng trước tiên là nếu bạn nghĩ rằng bạn có một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe hoặc một vấn đề nào khác đang cản trở giấc ngủ của bạn thì hãy gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe trước tiên nhé.

Sau đây là một số gợi ý của chúng tôi để bạn có thể chuẩn bị cho mình một giấc ngủ tốt:

  1. Bám sát một lịch trình thức – ngủ phù hợp.

Cố gắng đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối và thức dậy vào cùng một thời gian vào buổi sáng, kể cả vào cuối tuần - cố gắng không thay đổi lệch quá một giờ hoặc lâu hơn. Thời gian bạn thường xuyên đi ngủ và thức dậy là những tín hiệu về đồng hồ sinh học của cơ thể bạn hoạt động chinh xác, và khi mọi thứ đã vào guồng, chiếc đồng hồ này sẽ giúp bạn đi ngủ và thức dậy một cách rất tự nhiên. Nếu những tín hiệu đó bị mất đi, chiếc đồng hồ của bạn sẽ bị tắt và bạn gặp phải tình trạng buồn ngủ vào những lúc cần thức cũng như mất ngủ vào những lúc cần nghỉ ngơi. Nói cách khác bạn có thể sẽ phải vật lộn để ngủ vào ban đêm hoặc đấu tranh để có thể thức dậy khi chuông báo thức reo.

  1. Theo dõi lượng caffeine.

Đặc biệt cẩn thận với điều này vào buổi chiều. Các nhà khoa học đề nghị mọi người tránh dùng caffeine trong vòng sáu giờ trước khi đi ngủ.

  1. Tập thể dục thường xuyên.

Nghiên cứu cho thấy tập thể dục thường xuyên (ít nhất 150 phút/tuần) có thể giúp ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh tập thể dục với cường độ cao gần sát giờ đi ngủ, vì nó có thể khiến một số người khó ngủ hơn. Tập thể dục sẽ gửi tín hiệu có xu hướng đánh thức đến cơ thể bạn, chẳng hạn như nhịp tim và nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên. Hãy vận động đủ, đừng vận động quá sức!

  1. Tránh ánh sáng đèn điện và ánh sáng màn hình ngay trước khi đi ngủ

Ánh sáng xanh - loại phát ra từ bóng đèn huỳnh quang, đèn LED, và màn hình máy tính và điện thoại di động - đã được chứng minh là thực sự có thể gửi tín hiệu đến não tương tự như ánh sáng mặt trời, và ngăn chặn sản xuất hóc môn melatonin – loại hóc môn khiến não bộ phát tín hiệu về việc đi ngủ. 

  1. Nếu bạn không thể ngủ, đừng nán lại trên giường.

Điều này có nghĩa là, vào ban đêm, nếu bạn khó ngủ trong 20 phút hoặc lâu hơn, hãy ra khỏi giường và làm gì đó để khiến bạn mệt mỏi, chẳng hạn như đọc sách hoặc vận động chân tay nhẹ nhàng. Nằm trên giường khiến cơ thể bị đánh lừa rằng bạn đang ngủ hơn là đang thức. Bạn sẽ chỉ càng cảm thấy trằn trọc và khó ngủ hơn mà thôi.

  1. Đừng nán lại trên giường vào buổi sáng, và đừng ngủ thêm những giấc ngủ ngắn.

Nhiều người có thể đã tỉnh giấc rồi nhưng lại muốn nằm thêm, như vậy chúng ta sẽ dễ bị rơi vào những giấc ngủ ngắn, và những giấc ngủ này sẽ bị phân mảnh khiến cơ thể bạn mất sức nhiều hơn. Nếu bạn ngủ không ngon giấc, cách tốt nhất là thức dậy và cứ đi làm bình thường cho đến khi trở về nhà vào cuối ngày và bắt đầu một giấc ngủ mới đúng giờ hơn hôm trước. Lúc đó, giấc ngủ của bạn sẽ khỏe khoắn hơn và bạn sẽ thực sự gặt hái được lợi ích của giấc ngủ sâu mà mình muốn.

Tham khảo

https://www.everydayhealth.com/sleep-disorders/sleep/sleep-101-ultimate-guide-on-how-get-better%20-nights-sleep

 

Phòng khám ABClinic

(*) Trừ thứ 4 hàng tuần tại KKB, BV ĐH Y Hà nội