Phẫu thuật tạo hình thành bụng được chỉ định khi thừa đáng kể da và mỡ sau sinh, giảm cân quá nhanh và sự phân bố mỡ không hợp lý trên cơ thể (fat maldistribution), điều đó dẫn tới khó khăn trong luyên tập, quan hệ tình dục, mặc quần áo và vệ sinh cá nhân.
Phẫu thuật tạo hình thành bụng là một phẫu thuật lớn, có nguy cơ biến chứng. Một vài nghiên cứu đã chỉ rằng nguy cơ biến chứng nặng bao gồm tử vong dao động từ 0.04% - 0.2%. Khối máu tụ (hematoma) và sự hình thành dịch tiết (seroma formation) trong các vết thương có tác động xấu lên việc lành vết thương và diễn biến sau này của bệnh nhân. Sự hình thành dịch tiết (seroma formation) được xem là môt biến chứng phổ biến sau phẫu thuật, tỷ lệ gặp có thể từ 10% - 57%. Tỷ lệ này cao hơn ở bệnh nhân béo phì (Body Mass Index - BMI 30).
Trong một nghiên cứu năm 2016 trên 67 bệnh nhân phẫu thuật tạo hình thành bụng được chia thành 2 nhóm BMI < 30 và BMI 30 đã chỉ ra rằng: BMI tăng có liên quan tới tăng thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện, thời gian dẫn lưu (drainage duration) và lượng dẫn lưu (drainage amount) và cũng tăng biến chứng tại chỗ nhỏ và lớn mặc dù không có ý nghĩa thống kê.
Việc quản lý BMI tốt bằng chế độ ăn hợp lý và hoạt động thể lực trước khi phẫu thuật để làm giảm thiểu tối đa biến chứng và tăng cường hiệu quả của phẫu thuật là vô cùng quan trọng.
Giảm 3,500 calo sẽ có kết quả là giảm được 0.45 kg. Theo khuyến nghị, không nên giảm quá 0.45 – 0.9 kg trong vòng 1 tuần. Để giảm cân được, một người phải giảm năng lượng hàng tuần (hoặc tiêu hao năng lượng qua tập luyện) 3500 – 7000kcal điều đó có nghĩa là bạn nên giảm 500 – 700 kcal/ngày.
Chế độ ăn giảm cân không nên giảm dưới 1200 kcal/ngày.
Chế độ ăn nên cân đối các nhóm thực phẩm: năng lượng từ protein chiếm 10 – 20%, carbohydrat chiếm từ 45 – 65% và 20% - 35% từ lipid. Nói cách khác, chế độ ăn giảm cân có thành phần các chất giống chế độ ăn thông thường nhưng giảm số lượng thực phẩm. Số bữa ăn và bữa phụ mỗi ngày nên được quyết định bởi chính bản thân bạn theo nhu cầu mong muốn nhưng tổng năng lượng không được vượt quá nhu cầu hàng ngày.
Chìa khóa của việc giảm cân an toàn và khoa học là điều chỉnh hành vi ăn uống.
Thay đổi hành vi đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch giảm cân khoa học của bạn. Nó có nghĩa là thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành để hình thành một kế hoạch dinh dưỡng hợp lý và chế độ tập luyện tốt.
Trước tiên, bạn nên phân biệt được hai cảm giác: đói và thèm ăn. Đói là nhu cầu sinh lý cần thức ăn cách 4 – 6 giờ sau một bữa chính đủ. Thèm ăn là một phản ứng tâm lý khi bạn nghĩ về thực phẩm nào đó. Ví dụ, sau khi ăn no một bữa ăn chính, món tráng miệng được phục vụ và cảm giác thèm ăn khiến bạn muốn ăn tiếp. Bạn nên học cách lắng nghe cơ thể để phân biệt cảm giác đói và thèm ăn.
Để giảm cân hiệu quả và an toàn, bạn nên:
- Cân thường xuyên ( khoảng 1 lần/tuần), không nên cân hàng ngày.
- Không nên để thời gian giữa 2 bữa cách quá xa.
- Tham gia thảo luận với cán bộ dinh dưỡng về cân nặng đã giảm.
- Ăn chậm
- Sử dụng đĩa nhỏ để ăn và làm đầy đĩa với 2/3 là hoa quả, rau củ và ngũ cốc toàn phần (gạo lứt, yến mạch) và chỉ 1/3 với đạm (thịt, cá, trứng,…).
- Sử dụng các thực phẩm ít năng lượng.
- Ăn thực phẩm tươi, toàn phần để cung cấp ít năng lượng nhưng vẫn đủ vitamin và chất khoáng. Tránh các sản phẩm công nghiệp.
- Nếu bạn tham dự các buổi tiệc bạn nên ăn giảm thực phẩm các bữa khác trong ngày.
- Phân chia năng lượng hợp lý, giữ 1 phần năng lượng trong ngày dành cho các bữa phụ.
- Nếu bạn gặp chuyện gì không tốt, đừng tự trừng phạt bản thân bằng cách ăn.
- Nếu bạn thực hiện chế độ ăn theo cán bộ dinh dưỡng nhưng không giảm cân trong 1 tuần, bạn nên được phân tích các thành phần cơ thể để theo dõi được chính xác hơn.
- Nếu bạn đã trải qua 1 bữa tiệc lớn, đừng tự trừng phạt bản thân bằng cách tiếp tục tham gia 1 bữa tiệc khác. Hãy ngăn chặn nó bằng cách đi bộ, đi xem phim, tới viện bảo tàng hoặc gọi cho bạn bè.
- Cố gắng dành nhiều thời gian dùng bữa tại nhà. Tránh các thực phẩm có năng lượng cao. Giới hạn dưới 1 thìa đầy các thực phẩm chứa năng lượng cao để tốt nhất cho quá trình giảm cân. Thay thế bằng các thực phẩm khác bạn thích với năng lượng ít hơn.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Ăn nhiều rau. Bạn nên giảm năng lượng bằng cách ăn bánh mì không kèm theo bơ hoặc sốt.
- Luyện tập hàng ngày. Có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi,… Nói chuyện với cán bộ dinh dưỡng để lên kế hoạch tập luyện phù hợp nhất.
Sự cám dỗ bởi đồ ăn năng lượng cao có thể xuất hiện ở mọi nơi. Bạn nên nhận thức được năng lượng từ thức ăn hàng ngày thông qua việc trao đổi với bác sỹ. Chỉ 1 miếng bánh socola nhỏ có thể chứa 1/2 năng lượng hàng ngày của bạn. Điều đó cũng làm giảm sức chống đỡ của bạn với thức ăn nhiều năng lượng sau này. Khi bạn đã phá vỡ chế độ ăn giảm năng lượng trong 1 ngày, bạn sẽ có thể phá vỡ nó trong ngày thứ 2 và các ngày sau đó. Rau củ tươi và nước lọc có thể giúp bạn kìm hãm sự thèm ăn. Một người khỏe mạnh bình thường cần 2 – 2.5 lít nước/ngày để giảm cảm giác thèm ăn. Bạn cũng có thể dành một vài phút đi bộ để giúp giảm cảm giác này. Dưới đây là một chế độ ăn minh họa chứa 1400-1500 kcal/ngày.
Bữa sáng |
|
Thành phần |
Năng lượng |
Bánh mỳ ngũ cốc Trứng ốp la |
|
180 kcal |
|
|
70 kcal |
||
|
45 kcal |
||
|
10 kcal |
||
|
15 kcal |
||
Tổng năng lượng |
320 kcal |
||
Bữa phụ sáng
|
|
Thành phần |
|
Sữa tươi |
|
135 kcal |
|
Tổng năng lượng |
135 kcal |
||
Bữa trưa
|
|
Thành phần |
|
Cơm gạo lứt Tôm đồng rang Súp lơ luộc Cà rốt xào |
|
180 kcal |
|
|
40 kcal |
||
|
25 kcal |
||
|
40 kcal |
||
|
63 kcal |
||
Tổng năng lượng |
348 kcal |
||
Bữa phụ chiều |
|
Thành phần |
|
Sữa chua bơ |
|
100 kcal |
|
|
70 kcal |
||
Tổng năng lượng |
170 kcal |
||
Bữa tối |
|
Thành phần
|
|
Cơm gạo lứt Thịt gà áp chảo Salad rau Canh cải nấu ngao |
|
180 kcal |
|
(kèm 1 thìa ăn cơm sốt) |
80 kcal |
||
|
80 kcal |
||
|
40 kcal |
||
|
45 kcal |
||
Tổng năng lượng |
425 kcal |
Tham khảo
1. Breiting, Lock-Andersen, and Matzen, “Increased Morbidity in Patients Undergoing Abdominoplasty after Laparoscopic Gastric Bypass.”
2. Momeni et al., “Complications in Abdominoplasty.”
3. Ghnnam, Elrahawy, and Moghazy, “The Effect of Body Mass Index on Outcome of Abdominoplasty Operations.”
4. Chaouat et al., “Abdominal Dermolipectomies.”
5. Ghnnam, Elrahawy, and Moghazy, “The Effect of Body Mass Index on Outcome of Abdominoplasty Operations.”
6. Ghnnam, Elrahawy, and Moghazy.